Thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng trở lên đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí thì không tốn kém. Do đó số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập ngày càng nhiều. Tuy nhiên thành lập thì dễ nhưng để duy trì được hoạt động và đưa tên tuổi công ty lên thì không phải đơn giản. Theo thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư thì số lượng doanh nghiệp giải thể mỗi năm khá cao trong đó chủ là những nghiệp nhỏ, có những doanh nghiệp còn vừa mới thành lập chưa tiến hành hoạt động gì đã giải thể. Khi giải thể doanh nghiệp thì điều đầu tiên mà các doanh nghiệp phải thực hiện là quyết toán thuế và thanh lý tài sản, lập báo cáo thanh lý tài sản. Vậy khi thanh lý tài sản doanh nghiệp cần chú ý đến những gì ? Bài viết sau đây Luật Việt Tín xin đưa ra một số vấn đề đáng lưu ý khi thực hiện thanh lý tài sản để giải thể doanh nghiệp.
Việc thanh lý tài sản có thể được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1. Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản
Đối với doanh nghiệp tư nhân thì trách nhiệm thanh lý tài sản sẽ thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc có thể ủy quyền cho một người khác đứng ra giải quyết.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Nếu thành viên là cá nhân thì cá nhân đó đứng ra thực hiện hoặc thuê một tổ chức khác. Nếu thành viên là tổ chức thì thỏa thuận thành lập hội đồng thanh lý tài sản. Trong đó thành viên của hội đồng có thể là thành viên của tổ chức hoặc người có kinh doanh chuyên môn được thuê về.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần thì tại phiên họp biểu quyết thông qua quyết định giải thể, Hội đồng thành viên và Đại hội đồng cổ đông tiến hành thành lập Hội đồng thanh lý tài sản. Thành viên của Hội đồng thanh lý tài sản có thể là thành viên hoặc cổ đông của công ty hoặc được thuê từ bên ngoài về.
Quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản phải nêu dõ các thông tin của các thành viên, quyền và trách nhiệm của các thành viên.
Hội đồng thanh lý tài sản thì có một số nhiệm vụ chính như thống kê lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp; phân loại tài sản thành từng loại động sản, bất đông sản, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu và tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu; thu thập các giấy tờ có liên quan đến tài sản; đánh giá chất lượng còn lại của tài sản; lập phương án thanh lý tài sản, cách thức và thời gian thực hiện như thế nào.
Bước 2. Kiểm tra thực tế tài sản và đánh giá chất lượng và giá trị còn lại của tài sản
Việc quan trọng nhất trong việc thanh lý tài sản là phải định giá chất lượng còn lại của tài sản. Việc định giá này phải căn cứ vào các yếu tố như: giá trị ban đầu của tài sản, thời gian sử dung sản phẩm, mức độ tiêu hao của sản phẩm, những hỏng hóc từng gặp phải trong quá trình sử dụng, công dụng của sản phẩm và giá của sản phẩm trên thị trường hiên tại.
Nếu gặp khó khăn trong việc định giá hoặc không thống nhất được với nhau về mức giá, mà có đủ khả năng về tài chính và thời gian thì có thể thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để thực hiện.
Bước 3. Bán thanh lý tài sản
Dựa trên kết quả thẩm định giá tài sản còn lại của công ty, Hội đồng thanh lý tài sản sẽ lựa chọn cách thức thanh lý tài sản thích hợp có thể là tổ chức bán đấu giá, thông báo bán công khai, bán chỉ định. Tùy từng hình thức thanh lý tài sản và loại tài sản khác nhau mà doanh nghiệp phải tuân theo khác quy định pháp luật khác nhau. Có thể là quy định của pháp luật thương mại đối với phương thức bán đấu giá tài sản hoặc quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng chuyển nhượng. Đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có hợp đồng mua bán hợp lệ và thực hiện thủ tục sang tên cho người mua.
Sau khi hoàn tất việc bán tài sản, khoản tiền thu được sẽ dùng để giải quyết các khoản nợ, nghĩa vụ thuế, một số các nghĩa vụ tài chính khác. Trường hợp nếu sau khi thanh toán mà vẫn còn thừa thì chia lại cho các thành viên hoặc cổ đông trong công ty theo tỷ lệ vốn góp. Nếu trường hợp không đủ để thanh toán các khoản nợ thì doanh nghiệp không thể tiếp tục làm thủ tục giải thể được mà phải thực hiện thủ tục phá sản.
Trên đây là những góp ý của Luật Việt Tín đối với việc thanh lý tài sản để giải thể doanh nghiệp. Hi vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn trong việc thanh lý và xác định giá trị còn lại của tài sản.
Hotline: 0978 635 623/0945 292 808
Email: luatviettin@gmail.com
Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017
Lưu ý khi thanh lý tài sản để giải thể công ty
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét