Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Xu hướng nhập khẩu thực phẩm Nhật vào Việt Nam

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng là tinh tế, độc đáo, thuần khiết tốt cho sức khỏe người sử dụng. Người Việt ngày càng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt, an toàn cho người sử dụng, nên sản phẩm Nhật ngày càng được quan tâm tại thị trường Việt Nam. Chính vì thị hiếu của người tiêu dùng về những thực phẩm Nhật nên hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trên thị trường đều đang hướng tới việc nhập khẩu đa dạng mặt hàng thực phẩm Nhật vào Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, Việt Tín liên tục nhận được cuộc gọi từ phía khách hàng xin hỗ trợ về thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là các sản phẩm từ Nhật Bản với đa dạng chủng loại từ  thực phẩm tươi sống cho đến các loại thực phẩm được đóng gói sẵn như sữa bột cho trẻ em, cho đến các loại cháo, đồ ăn vặt, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung... Từ đó, có thể thấy được xu hướng tiêu dùng sản phẩm xuất xứ Nhật Bản đang tăng mạnh.


Để nhập khẩu thực phẩm Nhật Bản vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ thì doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề như sau:

1. Điều kiện doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm tại Việt Nam
Để có thể nhập khẩu thực phẩm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam thì doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh có ngành nghề bán buôn, bán lẻ thực phẩm.

Đối với một số hàng thực phẩm cần có kho hàng, kho bảo quản thì doanh nghiệp cũng cần đăng ký kho đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.

2. Những loại thực phẩm cần xin giấy phép công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Các nguyên liệu thực phẩm đã qua sơ chế công nghiệp không cần qua tinh chế lại nhằm phụ vụ trực tiếp sản xuất  hoặc bao gói lại;
- Các chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Thực phẩm đóng gói sử dụng trực tiếp;
- Các sản phẩm khác được Bộ y tế ban hành theo từng giai đoạn, thời kỳ.

3. Thủ tục xin phép nhập khẩu thực phẩm
Đối với sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản cũng như nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới thì người mua đều phải làm thủ tục công bố thực phẩm, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm sau đó là thủ tục thông quan.

Hồ sơ cần chuẩn bị  xin giấy phép công bố sản phẩm như sau:
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm
- CFS ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm)
- Nhãn phụ sản phẩm
- Nhãn chính sản phẩm
- Dịch nhãn sản phẩm ( có công chứng dịch)
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng
- Báo cáo đánh giá hợp quy ( đối với sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ qua Hệ thống tiếp nhận/ xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Hồ sơ làm thủ tục hải quan:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán
- Bản công bố hợp quy/ bản công bố phù hợp quy định ATTP
- Bản sao vận tải đơn
- C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (có thể nộp chậm 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan)
- Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá

Sau khi làm thủ tục thông quan, thì doanh nghiệp sẽ được thông quan hàng hóa vào bán tại thị trường trong nước. Trong quá trình kinh doanh sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải chú ý kiểm nghiệm định kỳ cho sản phẩm. Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể bị kiểm tra thanh tra đột xuất.

Mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến thủ tục công bố thực phẩm tại Việt Nam, thì quý khách vui lòng liện hệ với Việt Tín để được giải đáp thêm thông tin chi tiết. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến vấn đề này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét