Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đang mô hình
chăm sóc trẻ khá phổ biến hiện nay. Có rất nhiều khách hàng gọi điện đến Luật
Việt Tín để yêu cầu tư vấn về thủ tục và điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu
giáo độc lập. Ngoài ra cũng có những trường hợp muốn thực hiện thủ tục sang nhượng
lớp mẫu giáo cho nhau, nhưng không biết thực hiện thủ tục như thế nào.Bài viết
này, Việt Tín sẽ giúp các bạn trả lời các câu hỏi trên, biết được các thủ tục cần
thực hiện khi muốn thành lập hoặc sang nhượng lớp mẫu giáo.
Theo quy định của Pháp luật hiện
nay thì không có một quy định nào điều chỉnh về việc chuyển nhượng lớp mẫu giáo
độc lập. Pháp luật hiện nay chỉ ghi nhận hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập
lớp mẫu giáo chứ chưa ghi nhận việc chuyển nhượng. Do đó các bên không được thực
hiện việc chuyển nhượng lóp mẫu giáo cho nhau. Nếu có nhu cầu sang nhượng thì
các bên chỉ có thể thực hiện thủ tục sang nhượng về cơ sở vật chất, tài sản
trong lớp học sang cho người khác còn về tư cách pháp lý của lớp học thì không
chuyển nhượng được. Trường hợp này bên bán phải thực hiện thủ tục giải thể lớp
học mẫu giáo và người mua sẽ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập lớp mẫu giáo.
Thứ nhất, thực hiện thủ tục
sang nhượng tài sản trong lớp học
Đối với những tài sản không phải
đăng ký quyền sở hữu như đồ dùng trong lớp học, đồ chơi cho trẻ em...thì các
bên chỉ cần làm hợp đồng chuyển nhượng và biên bản bàn giao tài sản là được.
Đối với lớp học hoặc phòng học mà
thuộc quyền sở hữu của bên bán thì hai bên sẽ thực hiện thủ tục sang tên, chuyển
nhượng cho bên mua hoăc làm hợp đồng cho bên mua thuê cơ sở để thực hiện hoạt động
giảng dạy sau này.
Nếu chuyển nhượng thì phải đảm bảo
người bán phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở, lớp học đó; lớp học
không trong quá trình giải quyết tranh chấp và phải có thời hạn sử dụng nếu là
đất được nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn. Hai bên phải lập hợp đồng
chuyển nhượng và thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Nếu cho thuê thì hai bên chỉ phải
lập hợp đồng thuê có chữ của hai bên là được, không nhất thiết phải thực hiện
thủ tục công chứng, chứng thực
Thứ hai, thực hiện thủ tục giải
thể lớp học của người bán
- Người bán sẽ phải hồ sơ xin giải thể doanh nghiệp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Hồ sơ bao gồm: Thông báo giải thể, quyết định giải thể của chủ sở hữu, Phương án giải thể bao gồm phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi của người hoc, người chăm sóc trẻ.
- Chủ tịch ủy ban nhân dân xã sẽ phải phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo kiểm tra và ra quyết định giải thể nhóm trẻ cho người có yêu cầu.
Thứ ba thực hiện thủ tục thành
lập nhóm trẻ đối với người mua
Hồ sơ thành lập bao gồm:
- · Tờ trình đề nghị cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập
- · Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của giáo viên giảng dạy
- · Bản sao chứng minh thư nhân dân của người đứng đầu
Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân xã nơi mở lớp học
Trình tự giải quyết hồ sơ được thực hiện như
sau:
-
Sau
khi nhận được hồ sơ của người có nhu cầu thành lập, thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã sẽ gửi thông báo tới Phòng giáo dục đào tạo để kiểm tra xem hồ sơ và thẩm
định thực tế xem có đủ điều kiện thành lập không. Thủ tục này được thực hiện
trong vòng 5 ngày làm việc
-
Phòng
giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thẩm định và kiểm tra trong vòng 10 ngày và
phải có văn bản trả lời cho Chủ tịch ủy ban nhân dân xã về việc có hay không
đáp ứng đủ điều kiện thành lập.
-
Khi
nhận được văn bản trả lời của Phòng giáo dục xác nhận đủ điều kiện thì Chủ tích
Ủy ban nhân dân xã sẽ ra quyết định thành lập cho người có yêu cầu trong vòng
10 ngày tiếp theo.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt Tín về các thủ tục cần phải thực hiện khi
muốn chuyển nhượng lớp mãu giáo cho nhau. Nếu có vướng mắc gì trong quá trình
thực hiện hãy liên hệ ngay đến Luật Việt Tín để được tư vấn chuyên sâu hơn.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0945.292.808/0978.635.623
- Email: luatviettin@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét