Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Điều kiện mở địa điểm kinh doanh

Khi có nhu cầu mở rộng thị trường hoạt động, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Vậy hai hình thức này có gì khác nhau, so với chi nhánh thì địa điểm kinh doanh có ưu điểm gì và thủ tục thành lập thành lập chi nhánh có đơn giản hơn không. Đây là câu hỏi của khá nhiều khách hàng khi gọi điện tới Luật Việt Tín. Bài viết này Luật Việt Tín sẽ cung cấp tới các bạn đọc toàn bộ các quy định pháp lý liên quan đến việc thành lập và duy trì hoạt động của địa điểm kinh doanh như sau:

1. Sự khác biệt giữa chi nhánh, và địa điểm kinh doanh

Về địa điểm hoạt động của địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp có thể mở chi nhánh và văn phòng đại diện trong phạm vi toàn quốc, thậm chí có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện sang nước ngoài theo thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Nhưng đối với địa điểm kinh doanh thì chỉ được mở ở những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh đã có chi nhánh hoặc có trụ sở chính ở đó rồi.

Về hoạt động: Giống với chi nhánh, địa điểm kinh doanh có quyền thực hiện mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên địa điểm kinh doanh thì không có con dấu riêng và không được lựa chọn hach toán thuế độc lập. Nhưng chỉ nhánh thì lại có thể có con dấu riêng được hạch toán thuế độc lập.

2. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh, kê khai thông tin theo mẫu
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trường hợp địa điểm kinh doanh được thành lập ở tỉnh thành có chi nhánh thì phải có giấy chứng nhận thành lập chi nhánh.
  • Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh của người đứng đầu doanh nghiệp ( Chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông ).
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ

Doanh nghiệp nộp một bộ hồ sơ đầy đủ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư nơi thành lập địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được xem xét và giải quyết trong vòng 3 ngày làm việc.

4. Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

4.1. Tên của địa điểm kinh doanh

Giống như tên doanh nghiệp địa điểm kinh doanh cũng có thể có tên bằng Tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài . Tên của địa điểm kinh doanh được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, chữ số hoặc các ký hiệu.

Phần tên riêng của địa điểm kinh doanh thì không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Tại trụ sở địa điểm kinh doanh phải có gắn tên của địa điểm. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

4.2. Lệ phí môn bài

Tương tự như chi nhánh thì sau khi thành lập địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp cần kê khai và nộp lệ phí môn bài. Mức lệ phí môn bài đối với địa điểm kinh doanh là 1.000.000/ năm.

5. Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của Luật Việt Tín

Đối với gói dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, Luật Việt Tín thực hiện những công việc sau:

· Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho khách hàng;
· Soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ
· Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Nếu khách hàng có thắc mắc hoặc khó khăn trong việc thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp tới Luật Việt Tín để được các chuyên viên có kinh nghiệm lâu lắm trong lĩnh vực doanh nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra nếu muốn thực hiện thủ tục nhanh chóng không tốn nhiều thời gian, công sức thì hãy sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh của chúng tôi, chúng tôi sẽ thay mặt bạn thực hiện tất cả các thủ tục liên quan đến thành lập địa điểm kinh doanh và tư vấn miễn phí cho bạn các vấn đề pháp lý sau khi thành lập.

Hotline: 0978 635 623/0945 292808
Email: luatviettin@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét