Theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp
có quyền kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm, doanh nghiệp có thể
đăng ký nhiều mã ngành cùng một mà không tốn thêm chi phí, bên cạnh đó doanh
nghiệp cũng có quyền bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh hoặc xóa bỏ ngành nghề
kinh doanh đã đăng ký. Quy định đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm thị
trường và đầu tư kinh doanh vào ngành nghề, thị trường có lợi cho mình. Thực tế
cho thấy có rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng kinh doanh trong quá trình
hoạt động, trong số đó có những doanh nghiệp đã chuyển sang kinh doanh những
ngành nghề có điều kiện, yêu cầu cần phải có chứng chỉ chuyên ngành. Vậy thủ tục
bổ sung thêm những ngành nghề này được thực hiện như thế nào. Bài viết này Luật
Việt Tín sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên.
1.
Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam
hiện nay có 247 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đối với mỗi ngành
nghề kinh doanh là khác nhau, không phải trường hợp nào cũng yêu cầu phải có chứng
chỉ chuyên ngành. Có một số ngành nghề yêu cầu về chứng chỉ chuyên ngành phổ biến
như sau:
STT
|
Ngành, nghề kinh doanh
|
Chứng chỉ yêu cầu
|
Người cần có chứng chỉ
|
1
|
Dịch vụ môi giới bất động sản
|
Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động
sản
|
Doanh nghiệp phải có ít nhất 2 người
có chứng chỉ hành nghề môi giới, có thể là người quản lý doanh nghiệp hoặc
nhân viên thuê về
|
2
2
|
Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản
|
Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động
sản
|
- Người quản lý, người điều hành phải
có chứng chỉ hành nghề;
- Phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ.
|
3
|
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
|
Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo
vệ thực vật (Phải tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành trồng
trọt, bảo vệ thực vật, sinh học…
|
- Người quản lý trực tiếp của cửa hàng
|
4
|
Kinh doanh dược dưới hình thức nhà thuốc
|
Chứng chỉ hành nghề dược (Phải có bằng
tốt nghiệp ngành dược trở lên và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc)
|
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của
nhà thuốc
|
Còn khác nhiều ngành, nghề kinh doanh khác
nữa có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề để biết chính xác ngành nghề mình kinh
doanh có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề hay không có thể liên hệ trực tiếp với
chúng tôi để được xác định rõ ràng hơn.
2.
Thủ tục bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều
kiện thì thường sẽ có cơ quan quản lý chuyên ngành riêng, do đo đã phần doanh
nghiệp sẽ phải thực hiện hai thủ tục, một là thủ tục với cơ quan đăng ký kinh
doanh, hai là thủ tục với cơ quan quản lý chuyên ngành.
Bước
1. Thực hiện thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh
Thủ tục bổ sung thêm
ngành nghề kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh được thực hiện như sau:
Hồ sơ bổ sung ngành nghề
kinh doanh:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh
doanh. Tại thông báo này doanh nghiệp sẽ thể hiện toàn bộ ngành nghề kinh doanh
của công ty sau khi đã thay đổi.
-
Quyết định của chủ doanh nghiệp tư
nhân/Chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông về bổ sung
thêm ngành nghề kinh doanh
-
Bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng
thành viên/Đại hội đồng cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành
viên và công ty cổ phận
Thẩm quyền tiếp nhận và
giải quyết hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh
Đối với doanh nghiệp có
đơn vị trực thuộc (Chi nhánh, địa điểm kinh doanh), mà muốn bổ sung thêm cho cả
chi nhánh, địa điểm kinh doanh luôn thì phải gửi thông bao thay đổi hoạt động của
chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoạt
động.
Bước
2. Thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động
Tại bước thực hiện thủ
tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh thì
doanh nghiệp không cần phải nộp kèm theo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hoạt
động. Tuy nhiên trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải xin giấy phép đủ
điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp, lúc này đòi hỏi doanh nghiệp phải xuất
trình được chứng chỉ hành nghề của người quản lý hoặc người chịu trách nhiệm
môn. Với mỗi ngành nghề khác nhau thì thủ tục xin giấy phép hoạt động sẽ khác
nhau, cơ quan cấp phép cũng khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục xin giấy
phép hoạt động đối với một ngành nghề cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo các bài
viết khác của Luật Việt Tín hoặc liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ
Trên đây là hai thủ tục chính mà doanh
nghiệp phải thực hiện khi muốn kinh doanh một ngành nghề có yêu cầu về bằng cấp
hoạt động. Nếu còn nội dung gì chưa rõ hoặc muốn trao đổi thêm hãy liên hệ với
chúng tôi qua số điện thoại đường dây nóng 0978 635 623 hoặc qua mail: Luatviettin@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét