Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Tư vấn thành lập hiệp hội doanh nghiệp

Hiệp hội doanh nghiệp(tên gọi khác của Hội doanh nghiệp) là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp hoạt động nhằm thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi thông tin, hợp tác kinh tế. Đây là một kênh thông tin khá là hiệu quả, nơi mà các bên có thể tạo ra nhiều cơ hội cho chính doanh nghiệp của mình, hoặc các doanh nghiệp khác. Là cầu nối để các doanh nghiệp kết nối với nhau, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, vươn mình ra thế giới, hội nhập quốc tế sâu rộng. Với những điểm tích cực mà mang lại, nhà nước ta có chính sách khuyến khích trong việc hỗ trợ thành lập và hoạt động các hiệp hội doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thành lập các hiệp hội cần đáp ứng những điều kiện và thủ tục nhất định, luật Việt Tín sẽ chia sẻ kiến thức liên quan đến vấn đề này.
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VIỆC THÀNH LẬP HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP
Điều kiện thành lập hiệp hội
1.      Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật và không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2.      Có điều lệ hội: Điều lệ hội bao gồm những nội dung cơ bản về tên hội, tôn chỉ, nhiệm vụ hoạt động của hội, nguyên tắc, cơ cấu hoạt động, quyền và nghĩa vụ của các thành viên cùng các nội dung liên quan đến quá trình hoạt động của hội
3.      Có trụ sở: Trụ sở hội được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ cụ thể. Đối với trụ sở chính phải chứng minh được quyền sử dụng thông qua Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê
4.      Đảm bảo số lượng thành viên:
Ø  Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân;
Ø  Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân;
Ø  Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân;
Ø  Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân
Ø  Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội.
THỦ TỤC THÀNH LẬP HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP
1.      Thành lập BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HỘI:
Sau khi đáp ứng được các điều kiện để thành lập hội, những nhà sáng lập phải thực hiện thành lập “BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HỘI”.
v Điều kiện thành lập Ban vận động thành lập hội:
-      Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về ngành nghề lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận;
-      Người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, khả năng công tác, năng lực hành vi dân sự;
-      Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau:
Ø  Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên;
Ø  Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên;
Ø  Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên;
Ø  Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
v Hồ sơ đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội lập thành 02 bộ, hồ sơ gồm:
Ø  Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
Ø  Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
v Hình thức nộp hồ sơ:
-      Địa điểm nộp hồ sơ:
Ø  Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
Ø  Sở quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
Ø  Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã.
-      Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,
-      Kết quả:
Ø  Cơ quan quyết định công nhận ban vận động thành lập hội;
Ø  Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội. Nhà sáng lập hội thực hiện công việc chuẩn bị hồ sơ thành lập Hội theo quy định.
2.      Thành lập Hội:
-      Hồ sơ thành lập hội:
Ø  Đơn xin phép thành lập hội: Theo mẫu quy định
Ø  Dự thảo điều lệ: Là văn bản dự kiến của điều lệ công ty, trong đó quy định đầy đủ các nội dung như một bản điều lệ chính thức
Ø  Dự kiến phương hướng hoạt động của hội: Bao gồm đường hướng hoạt động, phát triển, quy mô hoạt động của hội
Ø  Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Ø  Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
Ø  Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
Ø  Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
-      Nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Ø  Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ:
·        Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
·        Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
·         Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Ø  Thời gian giải quyết và kết quả
·        Thời gian giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
·        Kết quả: Quyết định công nhậncho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Sau khi nhận được Quyết định công nhận cho phép thành lập Hiệp Hội doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hiệp hội chính thức đi vào hoạt động.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét