Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp được các nhà đầu
tư kinh doanh ưu tiên lựa chọn nhiều bởi những ưu điểm vượt trội về khả năng
huy động vốn, sự linh hoạt trong chuyển nhượng cổ phần, cơ cấu tổ chức hoạt động
và khả năng phát triển vượt trội. Tuy nhiên vì những lý do nhất định mà các cổ
đông có nhu cầu rút vốn khỏi công ty. Việc rút vốn được thực hiện qua các
phương án như tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế cổ phần...Hiện nay việc chuyển
nhượng cổ phần là tự do tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cần lưu ý những vấn
đề nhất định. Luật Việt Tín với kinh nghiệm lâu năm trong việc chuyển nhượng và
hỗ trợ thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến vấn
đề này.
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀCÁC TRƯỜNG
HỢPTHÀNH VIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN RÚT VỐN KHỎI CÔNG TY
1.
Chuyển nhượng cổ phần:
Theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 114 luật doanh nghiệp
2014: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126
Việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần được quy định cụ thể trong
2 Trường hợp:
-
Khoản 3 điều 119: Áp dụng với cổ đông sáng lập. Trường hợp là cổ
đông sáng lập của công ty, việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện như sau:
Ø Chuyển
nhượng cho cổ đông sáng lập khác: Được tự do chuyển nhượng
Ø Chuyển
nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập: Chỉ được chuyển nhượng khi được sự chấp thuận của Đại hội đồng
cổ đông bằng văn bản
LƯU Ý:
Ø Sau khi hết 03 năm tính từ ngày được cấp đăng
ký kinh doanh. Các hạn chế
đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ.
Ø Các hạn chế của quy định trên không áp dụng đối với
cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ
phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông
sáng lập của côn
-
Khoản 1 Điều 126: Áp dụng đối với cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng.
Trường hợp này việc hạn chế phải được quy định tại Điều lệ công ty.Khi điều lệ
có quy định việc hạn chế chuyển nhượng thì cổ đông sở hữu những cổ phần này phải
tuân thủ quy định tại Điều lệ.
THỦ
TỤC CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN
-
Đối với trường hợp không bị hạn chế chuyển nhượng:
Việc chuyển nhượng cổ phần được
thực hiện tự do thông qua các hình thức như mua bán trực tiếp, mua bán trên sàn
chứng khoán(việc mua bán cần tuân thủ quy định của luật chứng khoán)…
-
Đối với trường hợp là cổ đông sáng lập chuyển
nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 03 năm kể
từ ngày được cấp ĐKKD:
·
Chuẩn
bị hồ sơ:Người đại
diện theo pháp luật của công ty thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thay đổi cổ đông
sáng lập. Cụ thể:
·
Nộp hồ sơ:
-
Địa
điểm nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế
hoạch đầu tư.
-
Phương
thức nộp: Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
bao gồm:
v Nộp
hồ sơ trực tiếp: Cá nhân có nhu cầu thành lập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại bộ
phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.
v Nộp
hồ sơ qua mạng; Hiện nay, các phòng Đăng ký kinh doanh đã triển khai việc nộp hồ
sơ qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí. Khách hàng có thể thực hiện
việc nộp hồ sơ qua mạng theo hướng dẫn của Sở kế hoạch đầu tư.
-
Thời
gian tiếp nhận và giải quyết: 03 ngày làm việc.
·
Trả hồ sơ và nhận kết quả.
Khi
đến ngày trả kết quả, cá nhân là đại diện doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp tại
bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp có sai sót trong hồ sơ
sẽ có thông báo từ Phòng đăng ký kinh doanh về việc sửa đổi bổ sung.
2.
Tặng cho, thừa kế, trả nợ:
-
Cổ đông có thể tặng cho 1 phần hoặc toàn bộ số cổ phần mà mình sở hữu cho người
khác, trường hợp này người nhận trở thành cổ đông công ty.
-
Cổ
đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ
đôngđó là cổ đông của công ty. Trường
hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế hoặc người
thừa kếtừ chối nhận thừa kế hoặcbị truất quyền
thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân
sự.
-
Cổ đông có thể
dùng cổ phần để trả nợ, người nhận khoản nợ trở thành cổ đông công ty.
Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể!
Email: luatviettin@gmail.com
Luật Việt Tín luôn đồng hành trên bước đường kinh doanh của bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét