Theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản thì
kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn
để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng;
cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất
động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc
quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, kinh doanh bất động sản sẽ gồm 2 loại hình:
kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản. Kinh doanh bất động
sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy, pháp luật đã quy định mức
vốn pháp định cần đáp ứng để được kinh doanh trong lĩnh vực này.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một
doanh nghiệp. Theo đó, cần đáp ứng điều kiện về vốn pháp định thì chủ đầu tư mới
được phép thành lập doanh nghiệp và kinh doanh hợp pháp trong lĩnh vực đó. Hiện
nay, quy định về mức vốn pháp định trong kinh doanh bất động sản như sau:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản
phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc
hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và phải có vốn pháp định
không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp sau:
-
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua
bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ
bất động sản.
Như vậy,
mức vốn pháp định chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư pháp triển bất
động sản mà thôi, và mức vốn pháp định ở đây là 20 tỷ đồng. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc diện
có vốn pháp định quy định trên phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính
xác của số vốn pháp định. Mức vốn pháp định được xác định căn cứ vào số vốn điều
lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Cũng như
các ngành nghề có điều kiện khác, nhà nước sẽ đặt ra điều kiện để các doanh
nghiệp đáp ứng, nếu đáp ứng được các điều kiện đó thì sẽ được kinh doanh hợp
pháp theo quy định pháp luật. Việc quy định mức vốn pháp định cũng là một trong
những cách quản lý của nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Đặt
ra mức vốn đó để đảm bảo các doanh nghiệp sẽ có đủ số tiền để bắt đầu kinh
doanh. Nhất là những doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản, các doanh
nghiệp này cần đảm bảo nguồn vốn nhất định để tạo ra cơ sở hạ tầng nhằm mục
đích kinh doanh. Một thị trường bất
động sản chỉ lành mạnh và bền vững khi doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm
thật mà muốn có điều đó, họ cần có một nguồn vốn đủ lớn nhất định.
Nếu như
không có quy định về vốn pháp định thì các chủ thể sẽ tiến hành kinh doanh tràn
lan, dẫn đến mất cân bằng, dư thừa nhà đầu tư và gây nhiễu loạn nền kinh tế.
Thực tế đã cho thấy điều đó, theo quy định cũ, vốn
pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chỉ là 6 tỉ đồng nên
tạo ra hiện tượng có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ, yếu kém, “tay không bắt giặc”
cùng nhảy vào đã làm hỗn loạn thị trường. Hơn nữa, khi nhà nước không quản lý được thì việc kinh doanh biến tướng,
lừa đảo rất dễ xảy ra và người thiệt hại nhất ở đây là những người tiêu dùng –
những người dành hết mọi gia tài chỉ muốn được an cư rồi lạc nghiệp. Như vậy, quy định trên là rất
cần thiết trong bối cảnh thị trường đang trên đà hồi phục, nhất là khi bất động
sản là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nó sẽ giúp
thanh lọc những doanh nghiệp bất động sản yếu kém, bớt gánh nặng cho nền kinh
tế.
Trước đây,
mức vốn pháp định trong kinh doanh bất động sản chỉ là 06 tỉ đồng nhưng được áp
dụng chung cho tất cả các chủ thể kinh doanh bất động sản không ngoại trừ
trường hợp nào. Nếu so với trước đây, quy định hiện nay của nhà làm luật đã
tiến bộ hơn trước và chỉ áp dụng mức vốn này đối với các doanh nghiệp đầu tư
phát triển bất động sản. Các doanh nghiệp môi giới bất động sản hay sàn giao
dịch bất động sản nếu như trước đây bị áp dụng mức vốn pháp định thì hiện nay
không còn chịu áp lực đó nữa.
Tuy
nhiên, sau khi luật có hiệu lực, đã có nhiều ý kiến trái chiều về con số 20 tỉ
đồng này. Theo đó, các doanh nghiệp phát triển bất động sản cho rẳng con số trên sẽ chẳng thấm vào đâu, bởi lẽ,
một dự án bất động sản quy mô nhỏ hiện nay tại Hà Nội hay TPHCM cũng có số vốn
lên tới vài trăm tỉ đồng. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp
phải có 15-20% vốn đối ứng trên tổng mức đầu tư của dự án trước khi triển khai
nên con số 20 tỉ đồng của vốn pháp định lại trở nên nhỏ bé. Hơn
nữa, quy định trên chỉ
mang tính kỹ
thuật, không thể ngăn được các doanh nghiệp yếu kém về tài chính tham gia thị
trường.
Tuy nhiên, chúng
ta có thể nhận định nhà làm luật đã tính toán kỹ lưỡng để đưa ra số vốn vừa phải, vừa sức với những
doanh nghiệp trẻ muốn khởi nghiệp lĩnh vực bất động sản, đồng thời buộc họ phải
có nền tảng tài chính nhất định để tham gia thị trường. Vì thế, nhà làm
luật đã quyết định con số là 20 tỷ đồng chứ không phải 50 tỉ đồng như trong dự
thảo đưa ra. Ngoài ra, chúng ta cũng nên hiểu rằng số tiền 20 tỉ đồng này là số vốn đủ
để kinh doanh bất động sản, bởi trong lĩnh vực này thì “không biết bao nhiêu
tiền cho đủ”. Đây chỉ là điều kiện để thành lập mới doanh
nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên để quy
định này phát huy được những tác dụng như mong muốn của nhà làm luật thì chúng
ta cần 1 cơ chế quản lý hiệu quả hơn để đảm bảo sự trung thực khi khai báo vốn
pháp định của các doanh nghiệp. Nếu như không làm tốt điều này, có nhiều ý kiến
cho rằng quy định này sẽ mang nặng tính hình thức.
Trên đây là tư
vấn của Luật Việt Tín về điều kiện kinh doanh bất động sản. Nếu khách hàng đang
có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh bất động sản hãy liên hệ ngay đến Luật
Việt Tín để được tư vấn hỗ trợ cụ thể hơn. Hãy liên hệ với Việt Tín theo các cách thức sau:
- Hotline: 0945.292.808/0978.635.623
- Email: luatviettin@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét