Tư tưởng hàng ngoại tốt hơn hàng Việt Nam luôn là tâm lý chung của rât nhiều người tiêu dùng Việt trong những năm qua. Nhưng vài năm trở lại đây, thì một số thương hiệu của Việt Nam đã thực sự phát triển và lấn át cả những thương hiệu ngoại nhập có tên tuổi. Đặc biệt là các thương hiệu sản xuất thực phẩm, những sản phẩm có lượng tiêu dùng lớn nhất.
Dù các thương nhân nhập khẩu vẫn công bố thực phẩm nhập khẩu rất nhiều để tiêu thụ tại thị trường trong nước. Nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng bằng chất lượng của sản phẩm, mẫu mã và đặc biệt giá thành rất cạnh tranh.
Không chỉ sản phẩm ngoại mới là sản phẩm tốt mà ngay cả những sản phẩm trong nước cũng được sản xuất bằng những công nghệ hàng đầu, tiên tiến nhất trên thế giới. Nên tâm lý hàng nước ngoài tốt hơn hàng Việt Nam cần phải được loại bỏ, không nên dựa vào giá thành của sản phẩm hay hàng ngoại, hàng sản xuất trong nước thì tốt hơn.
Dù thị trường cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp trong nước nhưng vẫn có những thương hiệu Việt uy tín, lấn át cả những đối thủ cạnh tranh lớn của nước ngoài. Có thể kể đến các thương hiệu sau:
1. Vinamilk
Vinamilk là một công ty sữa có thị phần rất lớn tại thị trường Việt Nam chiếm đến 48,7% (theo đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam tính đến tháng 7/2013). Luôn nằm trong top 3 những nhà sản xuất có thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tính cho đến thời điểm này trong thị trường tiêu dùng cả nước.
2. Bia Sài Gòn (SABECO)
Việt Nam là một trong 10 thị trường có lượng bia tiêu thụ lớn nhất. Riêng các sản phẩm bia thì cả hàng trong nước và hàng ngoại nhập thì trên thị trường có đến vài trăm loại bia đến từ các thương hiệu khác nhau. Dù đứng trước sự cạnh tranh lớn từ các thương hiệu ngoại, nhưng Bia Sài Gòn luôn giữ được thị phần lớn chiếm 39,8 % năm 2015. Ngoài ra, Bia Sài Gòn còn đứng ở vị trí top 4 trong 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất tại Việt Nam.
3. Acecook
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về tiêu thụ mì ăn liền. Nên chắc chắn sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường này. Acecook đã nắm 38,9 % thị phần, hơn nữa đây còn la thương hiệu xuất khẩu lớn ra thị trường nước ngoài. Acecook có các thương hiệu chủ lực là Hảo Hảo, Vina Acecook, Hảo 100.
4. Vinacafe Biên Hòa
Vinacafe Biên Hòa là nhà sản xuất cà phê số 1 Việt Nam chiếm 41 % thị phần. Là thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới nên thị trường cà phê trong nước không thể do một thương hiệu ngọa nắm giữ
5. Mamamy
Đay là thương hiệu duy nhất thuần Việt, không có sự đầu tư nước ngoài. Nhưng lại là một thưng hiệu chiếm được nhiều lòng tin của người tiêu dùng. Ở thị trường khăn ướt thì có hàng trăm tên tuổi đến từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ (như Pigeon, Goon, Happykid, Merries….) cạnh tranh với các thương hiệu Việt. Số liệu của Nielsen năm 2017 cho thấy, trong cuộc chạy đua này, Mamamy chiến thắng với 33,8% thị phần.
Từ những số liệu, dẫn chứng nêu trên thì ta có thể thấy rằng, thương hiệu Việt vẫn có chỗ đứng trên thị trường trong nước, nhưng quan trọng là việc xây dựng thương hiệu sao cho có được lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu, sản phẩm của mình.
Việt tín là đơn vị dịch vụ tư vấn thủ tục công bố thực phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, sản phẩm vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách chất lượng dịch vụ tốt nhât, hiệu quả nhất, để góp phần giúp quý khách hàng xây dụng, phát triển thị trường.
Việt tín là đơn vị dịch vụ tư vấn thủ tục công bố thực phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, sản phẩm vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách chất lượng dịch vụ tốt nhât, hiệu quả nhất, để góp phần giúp quý khách hàng xây dụng, phát triển thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét