Sữa nhập khẩu đang là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm không chỉ nhà đầu tư trong nước mà còn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài xin cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này. Với một thị trường mới mẻ và ý thức của người dân ngày càng thay đổi về việc chăm sóc sức khỏe mỗi ngày và tạo cho mình thói quen uống sữa mỗi ngày cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, Quy chế pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này tương đối chặt chẽ và yêu cầu cao hơn so với các sản phẩm thực phẩm khác.
Luật Việt Tín xin chia sẻ với Quý khách hàng một số thông tin có liên quan đến thủ tục công bố sữa nhập khẩu: https://luatviettin.vn/cong-bo-sua-nhap-khau.html
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho việc công bố sữa nhập khẩu
Đối với sản phẩm sữa khá đặc thù được chia thành 02 trường hợp sữa thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm bổ sung và sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm thường.
1.1. Đối với thực phẩm bổ sung doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chi tiết thực phẩm chức năng (sữa).
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm được cấp bởi nước sản xuất (Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện xác nhận hợp thức hóa lãnh sự tránh tình trạng giả mạo giấy tờ).
- Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000 (Đấy là tài liệu không bắt buộc nhưng doanh nghiệp cung cấp được thì thời hạn Giấy phép của doanh nghiệp sẽ được 5 năm và kiểm định kỳ là 12 tháng/01 lần).
- Bảng phân tích thành phần sản phẩm: Giấy chứng nhận này do phòng kiểm nghiệm độc lập tại nước sản xuất kiểm định đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh và chỉ tiêu kim loại nặng và có chứng nhận ISO 17025.
Chú ý: Nếu trường hợp doanh nghiệp không cung cấp được giấy chứng nhận này thì cần phải gửi mẫu sản phẩm về để kiểm định tại Việt Nam.
1.2. Đối với thực phẩm thường doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Mẫu sản phẩm nếu kiểm nghiệm từ phía nhà sản xuất cung cấp không hợp lệ.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ công bố .
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/ Bản công bố hợp quy.
- Thông tin chi tiết sản phẩm.
- Nhãn phụ sản phẩm.
- Nhãn chính sản phẩm.
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
- Báo cáo đánh giá hợp quy sản phẩm (Áp đụng đối với trường hợp công bố hợp quy)
- Nhãn chính sản phẩm (Chụp rõ nét sản phẩm đặc biệt là phần thông tin hạn sử dụng sản phẩm).
- Phụ lục cơ chế tác dụng của sản phẩm (Đối với thực phẩm bổ sung)
Chú ý: Đối với sản phẩm công thực phẩm bố sung sữa thường có nhiều chỉ tiêu do đó doanh nghiệp nên lập bảng tính mức đáp ứng RNI độc lập để đính kèm hồ sơ thay vì lập thành cột tại các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm.
Bước 3: Nộp hồ sơ công bố tại Wedsite: congbosanpham.vfa.gov.vn
- Hồ sơ được kê khai theo biểu mẫu đã mặc định sẵn tại tài khoản khi doanh nghiệp được cấp (Bản công bố hợp quy, thông tin chi tiết) những đầu mục tài liệu còn lại doanh nghiệp ký tên, đóng dấu chuyển thành file định dạng PDF để đính kèm cùng hồ sơ pháp lý tại Bước 1.
- Tích vào nhãn phụ, bảng tính mức đáp ứng RNI và nhãn chính sản phẩm. Nếu không tích vào hệ thống sẽ không cho phép lưu hồ sơ. Đối với nhãn chính sản phẩm không viết có dấu để hệ thống có thể đọc được.
- Ký số nộp hồ sơ, nộp phí thẩm định hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả.
Chú ý: Đối với việc công bố thực phẩm nộp theo hình thức Online do đó kết quả trả ra của doanh nghiệp cũng được trả trên hệ thống bằng định dạng PDF và mã quét ở mỗi trang của hồ sơ. Doanh nghiệp chỉ cần tải xuống và in hồ sơ có thể thực hiện giao dịch với các cơ quan nhà nước có liên quan hoặc đối với phí khách hàng.
Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét