Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Cách hạn chế rủi ro của cổ đông trong công ty cổ phần


      Trong số các loại hình doanh nghiệp hiện thì công ty cổ phần luôn là lựa chọn của đa số các thành viên sáng lập. Không phải tất cả các thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty cổ phần bởi vì họ nhận thấy được những ưu điểm pháp lý trong công ty cổ phần, họ lựa chọn đơn giản vì họ thấy công ty cổ phần mang ý nghĩa quy mô tổ chức to hơn, dễ thu hút nhà đầu tư hơn. Để giúp các khách hàng có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc lựa chọn loại hình công ty để thành lập, Luật Việt Tín sẽ gửi đơn các bạn những phân tích chi tiết về các nhược điểm mà công ty cổ phần có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đưa ra một số đóng góp cá nhân về các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong công ty cổ phần.


     Công ty cổ phần là một tổ chức có tư cách pháp nhận kể từ thời điểm thành lập, số lượng cổ đông tối thiểu trong công ty là ba thành viên và không bị hạn chế số lượng thành viên tối đa. Điểm khác biệt lớn nhất của công ty cổ phần so với công ty trách nhiệm hữu hạn là ở hình thức tăng vốn điều lệ của công ty, công ty cổ phần sẽ có khả năng thu hút vốn đầu tư tốt hơn các loại hình công ty khác. Nếu như ở công ty trách nhiệm hữu thì chỉ được phát hành trái phiếu để ghi nhận nợ chứ không được phép phát hành cổ phiếu để thu hút vốn đầu tư thì ở công ty cổ phần có thể phát hành cả trái phiếu để ghi nhận nợ và cổ phiếu để thu hút vốn điều lệ. Thậm chí, công ty cổ phần còn có thể tham gia vào thị trường chứng khoán, một thị trường mà thu hút rất nhiều vốn đầu tư hiện nay.
     Số lượng thành viên của công ty cổ phần là không hạn chế, trong khi đó cổ đông trong công ty lại có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ thì số lượng thành viên thông thường chỉ dừng lại ở mức tối đa là năm người, thì việc quản lý công ty khá đơn giản. Tuy nhiên có những công ty hay tập đoàn lớn số lượng cổ đông rất là nhiều đặc biệt là những công ty lựa chọn hình thức chào bán cổ phần ra công chúng trên thị trường chứng khoán thì việc quản lý công ty khá phức tạp, danh sách các thành viên trong công ty có thể thay đổi liên tục nên việc kiểm soát là khó thực hiện. Ngoài ra công ty cố phần có thể dễ dàng rơi vào tay người ngoài do việc chuyển nhượng cổ phần tự do của các cổ đông.
     Trong quá trình hoạt động việc chuyển nhượng cổ phần cho người bên ngoài công ty có thể diễn ra, quan hệ giữa các cổ đông sẽ không còn ở mức độ tin tưởng như với thành viên cũ nữa. Sự tin tưởng không có thì rất dễ xảy ra đối kháng trong quá trình điều hành công ty. Như vậy so với những công ty khác thì công ty cổ phần có thể dễ xảy ra vấn đề tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.
     Bên cạnh đó các cổ đông nhỏ thường sẽ không có tiếng nói trong công ty, việc họ có đồng ý hay không đồng ý thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông cũng không mang tính chất quyết định nhiều.
   Ngoài ra khác với những loại hình doanh nghiệp còn lại, công ty cổ phần còn phải thực hiện hoạt động công khai thông tin với cơ quan nhà nước như sau:
·        Công ty phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan quản lý thuế
·        Công ty cố phần phải có trang thông tin điện tử riêng và phải công khai các thông tin sau trên trang: điều lệ công ty, Thông tin về thành viên của Hội đồng quản trị, giám đốc, báo cáo tài chính.
·        Công ty cổ phần đại chúng thì phải thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của luật chứng khoán
      Đây là một trong số những nhược điểm của công ty cổ phần, những rủi ro mà cổ đông trong công ty thường gặp phải. Để hạn chế được những rủi ro này đòi hỏi công ty cổ phần phải có bộ máy công ty chặt chẽ, điều lệ và nội quy hoạt động phải rõ ràng. Đặc biệt là bộ máy kiểm soát viên phải đảm bảo hoạt động đúng quy đinh của Điều lệ công ty. Mỗi lần thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần hoặc chào bán cổ phần để thu hút thêm nhà đầu tư thì cũng nên có bộ phận chuyên trách đảm nhận công việc tìm hiểu các thông tin về người muốn mua và nhận chuyển nhượng cổ phần, tránh trường hợp bị đối thủ thâu tóm công ty.
    Bài viết trên đây là toàn bộ những đóng góp của Luật Việt Tín về những nhược điểm mà công ty cổ phần có thể gặp phải. Nếu bạn đọc có thông tin gì muốn chia sẻ và đóng góp thêm có thể phả hồi lại cho chúng tôi. Ngoài ra, nếu gặp khó khăn trong lĩnh vực doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
  • Hotline: 0945.292.808/0978.635.623
  • Email: luatviettin@gmail.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét