Nước uống giải khát từ Nhật Bản cũng khá được người tiêu dùng Việt Nam ưa thích. Với công nghệ sản xuất thực phẩm tiên tiến các công ty Nhật Bản đã nghiên cứu sản xuất thành công nhiều dòng sản phẩm chiếm thị phần cao. Đặc biệt là những sản phẩm đồ uống nguyên chất từ hoa quả ít sử dụng chất bảo quản. Sản phẩm này hiện nay được người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn. Nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng nhiều nhà đầu tư Việt Nam đã thực thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan để có thể nhập khẩu các sản phẩm đồ uống từ Nhật về phân phối cho các đại lý, các siêu thị. Một trong những điều kiện quan trọng nhất đó là việc xin cấp số công bố nước giải khát từ Cục An toàn thực phẩm của Việt Nam. Luật Việt Tín với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố xin chia sẻ với Quý khách hàng một số thông tin lưu ý khi công bố nước giải khát như sau:
1. Về việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép hoạt động của chi nhánh: Có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chi tiết kinh doanh sản phẩm đồ uống không cồn.
- Chú ý: Theo Quy định mới của Luật Doanh Nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trên giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của chi nhánh không thể hiện ngành nghề đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải tải ngành nghề kinh doanh của công ty trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh quốc gia để đính kèm cùng giấy phép.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Nếu có): Nước uống được xếp vào nhóm thực phẩm thường nhập khẩu do đó theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không bắt buộc phải có CFS.
- Chú ý: Đối với trường hợp nhập sản phẩm từ một quốc gia thứ ba thì cần phải cung cấp CFS hoặc C/O để chuyên viên có cơ sở đánh giá về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
- Giấy chứng nhận HACCP, ISO 22000 (Tài liệu khuyến khích doanh nghiệp cung cấp không phải tài liệu bắt buộc phải có)
- Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp: Giấy chứng nhận này phải do phòng kiểm định có chứng nhận ISO 17025 kiểm và phải kiểm đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam về đồ uống không cồn. Thông thường đối với Nhật thì việc nhà sản xuất cung cấp giấy này thường rất khó và doanh nghiệp Việt Nam đa phần gửi mẫu về để kiểm định.
2. Kiểm nghiệm sản phẩm nước uống giải khát từ Nhật Bản.
- Dịch nhãn sản phẩm: Nhãn sản phẩm nước uống từ Nhật được thiết kế bằng tiếng bản địa do đó để có thể đọc được hết các thông tin nhà sản xuất thể h-iện trên nhãn doanh nghiệp cần phải dịch nhãn sang tiếng Việt. Ngoài việc lấy thông tin thì trong hồ sơ công bố bắt buộc phải đính kèm dịch nhãn sản phẩm để chuyên viên có cơ sở thẩm định hồ sơ một cách chính xác.
- Tối ưu hóa các chỉ tiêu kiểm nghiệm: Doanh nghiệp phải thực hiện lên nháp các chỉ tiêu cần kiểm. Đối với những sản phẩm là đồ uống không cồn được thực hiện theo thủ tục công bố hợp quy do đó doanh nghiệp cần phải lưu ý rõ kiểm theo quy chuẩn Việt Nam về đồ uống không cồn (QCVN 6-2: 2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn). Tuy nhiên, đối với mỗi sản phẩm có thành phần cấu tạo khác nhau có sự khác nhau về chỉ tiêu.
Ví dụ:
- Sản phẩm với thành phần cấu tạo : Nước ép trái cây tươi (cam, quýt Unshu), tép trái cây (tép quýt Unshu), đường chiết xuất từ nước nho, chất tạo điều chỉnh độ acid: acid citric (INS 330), hương liệu tổng hợp (hương cam), chất chống oxy hóa: INS 300, màu thực phẩm (tự nhiên): caroten tự nhiên [INS 160a(ii)], chất tạo ngọt (nhân tạo): acesulfame potassium (INS 950). Kiểm theo các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (Năng lượng,Carbonhydrate ,PH,Protein, Lipit ), chỉ tiêu vi sinh (Tổng số vi sinh vật hiếu khí,Coliforms, E.coli ,Tổng số bào tử nấm men nấm mốc, Streptococci faecal, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Clostridium perfringens), Chỉ tiêu kim loại nặng (Chì); Hàm lượng hóa chất không mong muốn (Patulin, 2-Phenylphenol, Propargit,Piperonyl butoxid).
- Sản phẩm có thành phần cấu tạo: 100% nước ép táo.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm gồm có: Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (Năng lượng, Độ PH, Carbohydrate,Protein,Lipit). Chỉ tiêu vi sinh vật (Tổng số vi sinh vật hiếu khí,Coliforms, Escherichia coli, Cl. Perfringens, S.aureus, P.aeruginosa, Streptococci faecal,Tổng số bào tử nấm men nấm mốc), chỉ tiêu kim loại nặng (Chì). Hàm lượng hóa chất không mong muốn (Diphenylamin, Propargit, Patulin).
3. Soạn thảo hồ sơ công bố nước giải khát nhập khẩu từ Nhật Bản.
- Kiểm tra kỹ các thông tin về tên công ty, địa chỉ công ty sản xuất sản phẩm.
- Chụp nhãn sản phẩm chụp rõ phần hạn sử dụng.
- Tra mã INS để biết chính xác mã của phụ gia và biết được trong thành phần có chất cấm hay không nếu có phải yêu cầu phía nhà sản xuất loại bỏ. Những chất phụ gia nào thuộc trường hợp phải giải trình thì yêu cầu phía nhà sản xuất cung cấp tài liệu giải trình để Cục An toàn thực phẩm có cơ sở thành lập hội đồng thẩm định.
- Nhãn phụ xây dựng theo quy định mới tại Nghị Định 43/2017/NĐ-CP: 12 Tháng. Ngày sản xuất: 12 tháng trước ngày hết hạn. Hạn sử dụng ( Năm.Tháng.Ngày) xem trên bao bì sản phẩm.
Quý khách hàng có thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại để được tư vấn cụ thể!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét