Thủ tục thành lập hộ
kinh doanh cá thể thì đơn giản hơn khá nhiều so với thành lập doanh nghiệp, cá
nhân góp vốn thành lập chỉ cần thực hiện thủ tục tại Ủy ban nhân dân cấp huyện
không cần phải thông qua cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Vậy trong quá
trình hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể có những giới hạn gì so với
doanh nghiệp, đây là thắc mắc của khá nhiều khách hàng khi gọi điện tư vấn đến
Việt Tín. Bài viết sau đây Luật Việt Tín sẽ giúp khách hàng giải đáp các thắc mắc
trên.
1. Một số giới hạn của hộ kinh doanh
cá thể so với doanh nghiệp
Thứ nhất, Thành viên của hộ
kinh doanh cá thể
Thành viên góp vốn thành lập hộ
kinh doanh cá thể chỉ có thể là cá nhân hoặc bao gồm tổ chức. Số lượng thành
viên trong hộ có thể là một cá nhân, một nhóm cá nhân hoặc một hộ gia đình.
Thành viên của hộ thì không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được các thành viên hợp
danh còn lại đồng ý.
Bên cạnh đó nếu là công ty
trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần có tư cách pháp nhân thì có thể tham
gia góp vốn thành lập doanh nghiệp mới với danh nghĩa của công ty được. Tuy
nhiên hộ kinh doanh có thể thì không thể tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp
được, mà cá nhân phải tham gia góp vốn với danh nghĩa là cá nhân.
Thứ hai, Số lượng người lao động
được phép sử dụng
Doanh nghiệp thì được sử dụng
số lương người lao động không hạn chế, tuy nhiên đối với hộ kinh doanh thì chỉ
được sử dụng tối đa là 10 lao động
Thứ ba, thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể thì không
được phép thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh hay văn phòng đại diện tại một
địa chỉ khác, bởi lẽ hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh cố định. Bên
cạnh đó mỗi cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.
Do đó trong trường hợp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp phải
chuyển sang đăng ký kinh doanh theo hình thức thành lập doanh nghiệp.
Thứ tư, Chuyển từ hộ kinh doanh
cá thể sang doanh nghiệp
Hiện nay không có quy định
cho phép thực hiện thủ tục chuyển từ loại hình hộ kinh doanh cá thể lên doanh
nghiệp. Do đó khi có nhu cầu mở rộng mạng lưới kinh doanh chuyển sang loại hình
doanh nghiệp thì chủ hộ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các quyết định
sau:
-
Một,
chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể và lựa chọn thành lập doanh nghiệp dưới
một trong năm hình thức doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp.
-
Hai,
vẫn giữ nguyên hộ kinh doanh và đầu tư thành lập thêm doanh nghiệp dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Thứ năm, chuyển nhượng vốn góp
Đối với doanh nghiệp thì các
thành viên góp vốn có quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ vốn góp, cổ phần của
mình cho người khác. Ngoài ra chủ doanh nghiệp tư nhân còn có thể bán lại doanh
nghiệp của mình, nhưng hộ kinh doanh có thể thì không được phép thực hiện những
hoạt động này, các thành viên của hộ kinh doanh thì không có quyền chuyển nhượng
vốn góp của mình cho người khác.
Chủ hộ kinh doanh không có quyền
chuyển nhượng (bán )hộ kinh doanh cho người khác.
Trên đây là một số điểm giới hạn đối
với Hộ kinh doanh cá thể mà Luật Việt Tín rút ra được trong quá trình tìm hiểu
pháp luật. Hi vọng có thể giúp khách hàng có cái nhìn đúng đắn về tính chất
pháp lý của hộ kinh doanh cá thể. Nếu có vấn đề gì thắc mắc quý khách hàng có
thể liên hệ tới Luật Việt Tín để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể hơn.
Liên hệ với Luật Việt Tín theo
các cách thức sau:
- Hotline: 0945.292.808/0978.635.623
- Email: luatviettin@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét