Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Cách thức mã hóa ngành nghề đăng ký kinh doanh


   Hiện nay thủ tục thành lập công ty  đã được rút ngắn rất nhiều so với trước đây, thời giản giải quyết hồ sơ chỉ còn lại 3 ngày. Ngoài ra, các thành viên góp vốn còn có thể lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký thay đỏi bằng hình thức điện tử qua trang thông tin điện tử Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nhìn chung, hiện tại để thành lập doanh nghiêp, các thương nhân chỉ còn vướng mắc ở việc mã hóa ngành nghề đăng ký kinh doanh và tra cứu tên doanh nghiệp. Ngành nghề kinh doanh phải được mã hóa như thế nào, bài viết sau đây Luật Việt Tín sẽ hướng dẫn bạn cách mã hóa ngành nghề đăng ký kinh doanh.
    Ngành nghề kinh doanh, sẽ được mã hóa về ngành nghề kinh doanh cấp 4 theo bằng hệ thống các ngành nghề kinh tế Việt Nam được quy định tại quyết định 10/2007/QĐ-TTg hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và quyết định 337/QĐ-BKHĐT.
    Trước hết để tra cứu được mã ngành nghề thì bạn phải hiểu thế nào là mã ngành nghề kinh tế cấp 4. Trong quy định của pháp luật hiện nay thì không có một điều khoản nào giải thích rõ như thế nào là mã ngành nghề kinh tế cấp 4, tuy nhiên căn cứ vào bảng phân loại được thể hiện trong quyết định 10/2007/QĐ-TTg thì có thể nhận thấy mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 mà ngành nghề có 4 chữ số. Ví dụ như sau:
B




 KHAI KHOÁNG

05



Khai thác than cứng và than non


051
0510
05100
Khai thác và thu gom than cứng


052
0520
05200
Khai thác và thu gom than non

06



Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên


061
0610
06100
Khai thác dầu thô


062
0620
06200
Khai thác khí đốt tự nhiên
Trong bảng phân loại hàng hóa trên thì những mã như 0510, 0520, 0610…được gọi là mã nghành nghề kinh doanh cấp 4.
    Để mã hóa đúng ngành nghề dự định kinh doanh, bạn nên thực hiện theo từng bước sau:
Bước 1. Tìm kiếm trong quyết định 10/2007/QĐ-TTg
    Đầu tiền bạn xem danh mục ngành nghề kinh doanh ở trong quyết định này trước. Bạn sẽ tìm đến ngành nghề giống và phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn nhất.
Bước 2. Chi tiết ngành nghề theo quyết định 337/QĐ-BKHĐT.
     Trong Quyết định 337 thì hệ thống ngành nghề kinh tế được thể hiện chi tiết hơn. Trường hợp ngành nghề kinh doanh cấp bốn chưa đủ chi tiết với hoạt động kinh doanh của bạn thì bạn có thể chuyển sang quyết định 337, tìm đến mã ngành nghề đó, sau đó đọc các ngành nghề chi tiết trong mã ngành nghề này. Sau đó ghi ngành nghề chi tiết ở dưới mã ngành nghề kinh doanh cấp 4. Ví dụ như sau:
STT
Ngành, nghề kinh doanh
Mã ngành nghề
1
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (Trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.
Chi tiết:
- Bán buộc thóc, lúa, mỳ, ngô, hạt ngũ cốc khác
- Bán buôn hoa và cây
4620
2
Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: Bán buôn bán kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột…..
4632
Bước 3. Tìm văn bản pháp luật quy định ngành nghề kinh tế đó
   Đối với những ngành nghề mà sau khi tra cứu bạn không thấy có trong mã ngành nghề kinh tế Việt Nam thì bạn thực hiện tra cứu, tìm kiếm các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về điều kiện kịnh doanh ngành nghề đó và sau đó sẽ ghi mã ngành theo văn bản pháp luật đó. Ví dụ như sau:
STT
Ngành, nghề kinh doanh
Mã ngành nghề
1
Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học (Chương VIII Nghị định 46/2017/NĐ-CP )
8560
Bước 4. Không tìm thấy văn bản pháp luật quy định
Trường hợp bạn không thể tìm kiếm được ngành nghề trong hệ thống và cũng thấy có văn bản nào hướng dẫn thi hành thì bạn có thể thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để xem xét ghi nhận ngành, nghề này vào hệ thống ngành nghề hiện nay. Tuy nhiên trường hợp này hầu như là chưa thấy có.
   Trên đây là hướng dẫn của Luật Việt Tín về cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tra cứu hãy liên hệ tới chúng tôi để được hỗ trợ.
  • Hotline: 0945.292.808/0978.635.623
  • Email: luatviettin@gmail.com





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét