Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Kinh doanh thực phẩm bẩn doanh nghiệp có thể ngồi tù?


Bộ luật hình sư năm 2015 được coi là công cụ pháp lý hữu hiệu để xử phạt, đấu tranh, phòng ngừa với hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn lời cảnh báo cho những doanh nghiệp không tiến hành thủ tục công bố thực phẩm, hay các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó tại Điều 317 Bộ luật hình sự năm 2015  quy định khung hình phạt sẽ mở rộng tới mức cao nhất là 20 năm tù thay vì 15 năm như luật cũ đối với tổ chức làm chết người hay tái phạm nhiều lần với số tiền phạt tương ứng lên tới 500 triệu đồng. Ngoài ra đối với đối với  cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thực hiện một trong các hành vi:

+ Hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ đó là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
·        Hành vi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
·        Hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm

Mà đều dẫn đến hậu quả gây tổn hại cho sức khỏe con người thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1-5 năm.

Có thể nói với quy định này, Bộ luật hình sự năm 2015 đã liệt kê chi tiết hơn các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm tuy nhiên nó lại có phần chưa thực tế. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công bố thực phẩm nói chung cũng như công bố thực phẩm nhập khẩu nói riêng, các chuyên gia của Luật Việt Tín nhận thấy quy định của pháp luật hiện hành khó xử lý người phạm tội. Bởi lẽ, hành vi khách quan của tội phạm này phải thỏa mãn các dấu hiệu người phạm tội là việc người đó biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; hay dư lượng vượt ngưỡng cho phép; hoặc thực phẩm không bảo đảm quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ... thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc chứng minh cho dấu hiệu này cũng gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng bởi  hiện nay phần lớn những người tiêu dùng không biết hoặc họ cam chịu nên không tố giác người có hành vi phạm tội. Các phương tiện thông tin đại chúng đã phát hiện và đăng tải nhiều vụ việc nhưng vẫn chưa phản ánh được hết các hành vi của tội vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong thực tiễn. Cơ quan điều tra có thẩm quyền chưa xử lý tin báo tội phạm một cách kịp thời, còn để lọt tội phạm cũng như để thực phẩm bẩn bị tiêu hủy để các cơ quan khác tiến hành khởi tố và điều tra vụ án hình sự khi có tin.

Cùng với đó các thông số về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với những người buôn bán nhỏ lẻ, các cửa hàng đại lý, thậm chí các siêu thị lớn vẫn còn khá mơ hồ và khó tiếp cận. Phần lớn những người tiêu dùng không biết hoặc họ cam chịu nên không tố giác người có hành vi phạm tội.

Theo chúng tôi ngoài việc xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp, các nhà làm luật cần cân nhắc tính chất và mức độ của hành vi vi phạm để xác định cụ thể, trường hợp nào phải xử lý ngay về hình sự, trường hợp nào xử lý hành chính trước khi xử lý hình sự. 

Chúng ta nên tập trung vào đối tượng cố ý vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm thu lợi bất chính lớn hoặc gây hậu quả trên diện rộng; răn đe các đối tượng vi phạm do thiếu hiểu biết để họ có cái nhìn sâu sắc hơn kiến thức pháp luật trong lĩnh vực này.

Như vậy có thể nhận thấy vấn đề an toàn thực phẩm đang được toàn xã hội quan tâm và các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thực phẩm cần có cái nhìn đúng đắn, tiến hành đúng các thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật tránh tình trạng “tự mình đẩy mình” ngồi tù theo Bộ luật hình sự mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét