Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Tư vấn thành lập hộ kinh doanh thực phẩm

Hiện nay, trước vấn nạn thực phẩm bẩn đang hoành hành khiến người tiêu dùng hoang mang giữa ma trận đó. Vì vậy người dân đã lựa chọn những địa chỉ kinh doanh thực phẩm sạch có nguồn gốc truy suất rõ ràng để mua sắm. Trước nhu cầu đó, nhiều khách hàng đã đến Luật Việt Tín để xin tư vấn về việc thành lập hộ kinh doanh thực phẩm của họ. Vì vậy, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc đó cho các bạn đọc có cùng quan tâm.

1. Các vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập hộ kinh doanh thực phẩm
Để thành lập hộ kinh doanh thực phẩm có nghĩa tổ chức,cá nhân sẽ thành lập hộ gia đình và kinh doanh thực phẩm. Theo đó, đầu tiên chúng ta phải hiểu được quy mô và tính chất của hộ kinh doanh là gì. Tiếp theo đó là kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì hay không?

Đầu tiên, thế nào là hộ kinh doanh?
Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Vì vậy, cá nhân, tổ chức muốn thành lập hộ kinh doanh cần lưu ý về số lượng lao động tại cơ sở mình chỉ được dưới 10 người mà thôi, trường hợp sử dụng thường xuyên từ 10 người lao động trở lên thì sẽ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, cá nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để hoạt động kinh doanh đảm bảo đúng pháp luật.
Thứ hai, kinh doanh thực phẩm có cần đáp ứng điều kiện gì hay không?
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. Thực phẩm là mặt hàng tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng, vì vậy pháp luật nước ta quy định kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm mà mình kinh doanh. Các điều kiện đó bao gồm:
-          Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
-         Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
-         Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
Trong đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ được quy định cụ thể như sau:
ü Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
ü Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
ü Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
ü Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
ü Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
ü Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
ü Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Nếu hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống ngoài những điều kiện trên còn phải đảm bảo và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh. Đối với thực phẩm đã qua chế biên bao gói sẵn thì chủ cơ sở kinh doah phải bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm và tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm. Nếu kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến mà không bao gói sẵn thì cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
·        Có biện pháp bảo đảm cho thực phẩm không bị hỏng, mốc, tiếp xúc với côn trùng, động vật, bụi bẩn và các yếu tố gây ô nhiễm khác;
·        Rửa sạch hoặc khử trùng các dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm trước khi sử dụng đối với thực phẩm ăn ngay;
·        Có thông tin về xuất xứ và ngày sản xuất của thực phẩm.
Như vậy, muốn kinh doanh thực phẩm hộ gia đình cần tiến hành thủ tục xin cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
2. Các thủ tục hộ kinh doanh thực phẩm cần thực hiện
Như đã phân tích ở trên, để có thể kinh doanh đúng pháp luật, hộ kinh doanh sẽ cần tiến hành các thủ tục sau:
2.1. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình sẽ tiến hành gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
ü Giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
ü Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình ;
ü Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Trong đó, nội dung giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần đảm bảo các nội dung theo quy định, hộ kinh doanh có thể tham khảo tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
2.2. Thủ tục xin GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Để xin GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hộ kinh doanh nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu đủ điều kiện thì cơ sở kinh doan được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

 Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
ü Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
ü Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
ü Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
ü Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
ü Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Hộ kinh doanh cần lưu ý giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chỉ có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Theo quy định pháp luật trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn thì cơ sở kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục kinh doanh.
Trên đây là các thủ tục pháp lý cần thực hiện khi muốn đăng ký kinh doanh thực phẩm dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Có bất kỳ nội dung nào thắc mắc hãy liên hệ ngay tới Luật Việt Tín để trao đổi cụ thể hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét